Trà Vinh: Báo tin giả bị cướp để hoãn trả nợ
Vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO Cup 2025) có 8 đội bóng tham dự, chia làm 2 nhóm thi đấu, sau đó tìm ra đội duy nhất dự VCK. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long là 1 trong 2 tân binh của mùa giải năm nay (cùng Trường ĐH Đồng Tháp). Tuy lần đầu tiên tham dự, nhưng đội bóng này có sự đầu tư kỹ lưỡng, thậm chí so về độ "chịu chơi" thì không thua bất kỳ đại diện kỳ cựu nào. Về nhân sự, nhiều tháng trước, trường đã tổ giải bóng đá sinh viên toàn trường để tuyển chọn VĐV. Hầu hết các sinh viên có tố chất đều tham dự vì muốn có cơ hội bước ra sân chơi chuyên nghiệp. Vì vậy, giải có tới 52 đội bóng tranh tài, diễn ra suốt 2 tháng với sự góp mặt của hàng trăm sinh viên. Tuy nhiên, với tiêu chí sàng lọc khắt khe, chỉ có 67 "chân sút" lọt vào mắt xanh của Bn huấn luyện. Tiếp đó, 67 ứng viên phải trải qua nhiều bài kiểm tra về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và khả năng phối hợp. Tuyển chọn khách quan nên lực lượng đội rất đa dạng về thành phần, gồm nhiều khoa, ngành, độ tuổi. Song, có thể nói, 25 cầu được chọn của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đều là những "ngựa chiến", hứa hẹn là đội bóng "em út" nhưng không dễ bị "bắt nạt".Đáng chú ý hơn, khi những chú "ngựa chiến"được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm, tạo môi trường thuận lợi để nâng cao trình độ chơi bóng. Mỗi cầu thủ đều được tạo điều kiện tập luyện tốt nhất từ A-Z. Đầu tháng 11.2024 đến nay, mỗi tuần, đội đều có 3-4 ngày đá tập trên SVĐ tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Long. Nhờ nhiều lần đá giao hữu với đội năng khiếu, trẻ của tỉnh này mà các cầu thủ ngày càng quen với cường độ thi đấu cao.Ông Lê Thanh Quang Đức, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (ban huấn luyện đội) cho biết, tính đến nay, số tiền đầu tư cho đội đã lên đến 100 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên mà nhà trường "chơi lớn"để sinh viên được tham dự một giải bóng đá. Một phần lý do là lãnh đạo nhà trường đam mê "môn thể thao vua", một phần là đánh giá rất cao giải bóng đá do Báo Thanh Niên tổ chức. Trên tinh thần đó, đội đến với TNSV THACO Cup 2025 với tâm lý khá thoải mái. Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long nằm cùng nhóm B với Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Tây Đô và đương kim vô địch khu vực là Trường ĐH Trà Vinh. Ban huấn luyện đội đánh giá đây nhóm đấu khá "dễ thở". Ngoài lối chơi "khó chịu" của Trường ĐH Trà Vinh thì đội nhà hoàn toàn có thể chơi sòng phẳng, ngang ngửa với 2 trường còn lại. Khả năng giành 1 trong 2 vị trí dẫn đầu nhóm đấu này là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, đội cũng cẩn trọng cho rằng, thể thao có rất nhiều điều bất ngờ, khó thể nói trước điều gì. Vì chưa quen với không khí thi đấu, ban huấn luyện dự đoán phần việc của "người gác đền" sẽ có nhiều việc phải làm. Vấn đề này thì trường có phần yên tâm khi đội huy động tới 3 thủ môn, đáng chú ý có cầu thủ Huỳnh Cao Tấn Lợi (21 tuổi) đã từng có kinh nghiệm dự giải U17 và U21 quốc gia. Còn về dàn công, đội sẽ xây dựng chiến thuật "truyền lửa", đó là tinh thần đoàn kết, thống nhất chứ không phụ thuộc vào bất kỳ một ngôi sao nào. Với lần đầu tiên tham dự giải, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long không đặt nặng vấn đề thành tích, nhưng sinh viên phải đạt yêu cầu về tinh thần thi đấu. "Thắng hay thua không quan trọng bằng việc các bạn đá tốt, đá sạch, mang hình ảnh đẹp của trường đến với giải. Kết quả như thế nào thì các cầu thủ cũng phải thể hiện khí chất, bản lĩnh, sức trẻ của sinh viên trên tinh thần hội nhập, kết nối, giao lưu với các trường bạn. Bởi, nếu thua trên sân nhưng thắng trong lòng người hâm mộ cũng rất đáng tự hào", ông Lê Thanh Quang Đức chia sẻ. Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.Năng lượng mặt trời trên chốt biên phòng
Một trong những cách thoát hiểm đơn giản, nhanh chóng khi ô tô gặp sự cố là phá kính để thoát khỏi xe. Thông thường, trên ô tô có hai loại kính, gồm kính cường lực và kính nhiều lớp. Việc xác định đúng loại kính phù hợp, dễ bị vỡ vụn khi tác dụng lực từ búa phá kính sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát khỏi xe.
Nông dân Sa Đéc thu lãi to do trúng mùa cúc mâm xôi
Đến thời điểm này, 35 địa phương đã công bố môn thi thứ ba vào lớp 10, chủ yếu là tiếng Anh, duy nhất Hà Giang chọn môn tích hợp là lịch sử và địa lý.Hà Nội trước đó dự kiến công bố môn thi thứ ba vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay sẽ công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có môn thi thứ ba, vào khoảng cuối tháng 2.Phần lớn các địa phương đều tổ chức thi tuyển hoặc kết hợp thi và xét để tuyển sinh vào lớp 10. Riêng Gia Lai và Vĩnh Long tổ chức xét tuyển lớp 10 THPT công lập không chuyên.Các địa phương chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ nói chung là môn thi thứ ba vào lớp 10, đều lý giải nhằm thúc đẩy học sinh học ngoại ngữ và đưa thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Giang lý giải tiếng Anh chưa phải thế mạnh của học sinh Hà Giang, do học sinh trên địa bàn tỉnh tiếp cận muộn hơn nhiều địa phương khác, thiếu giáo viên tiếng Anh, chất lượng dạy và học chưa đồng đều giữa các vùng... Trong khi đó, lịch sử và địa lý là các môn tỉnh có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy và học...2025 là năm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt nghiệp THCS, THPT. Theo quy chế tuyển sinh THCS, THPT mà Bộ GD-ĐT mới ban hành, các địa phương có thể chọn thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp để tuyển sinh lớp 10. Với phương án thi tuyển, kỳ thi gồm toán, văn và môn thứ ba (hoặc bài thi tổ hợp) thì môn thứ ba do sở GD-ĐT chọn, nhưng không được chọn một môn quá ba năm liên tiếp.
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Vinpearl Luxury Landmark 81: Khách sạn hướng sông hàng đầu thế giới 2019
Theo đó, từ năm học 2025-2026, thực hiện Điều 15 Nghị định 81 của Chính phủ, học sinh tiểu học trường công lập, trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS được miễn học phí. Như vậy, từ năm học 2025-2026 trở đi, chỉ còn trẻ em mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT phải đóng học phí theo quy định.Bên cạnh đó, từ thực tiễn tại TP.HCM từ năm học 2021-2022 đến năm học 2024-2025, HĐND TP.HCM đã ban hành các chính sách đặc thù của thành phố hỗ trợ học phí cho học sinh các cấp học, cụ thể như sau:Xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, trên cơ sở tiếp tục kế thừa và phát huy chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đã nhận được phản ứng tích cực từ dư luận xã hội trong các năm học vừa qua, việc xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn từ năm học 2025-2026 là yêu cầu cần thiết để mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội tham gia học tập, là tiền đề để xây dựng xã hội học tập.Trong báo cáo tác động UBND TP.HCM đưa ra các giải pháp:Giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng: Áp dụng mức thu học phí đối với trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT tại Nghị quyết số 12 năm 2024 của HĐND mà không có chính sách hỗ trợ.Giải pháp 2: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Mức hỗ trợ THPT học phổ thông đang theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 12 về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.Giải pháp 3: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời trong báo cáo này, UBND TP chỉ rõ tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quanTrong đó giải pháp 1 sẽ có tác động tiêu cực bởi, cho đến thời điểm hiện nay, đã có 8 tỉnh thành thông báo miễn học phí 100% cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 - 2025, gồm: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Theo lộ trình miễn giảm tại Nghị định số 81 thì giải pháp giữ nguyên hiện trạng sẽ không thể hiện được sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục; sự bứt phá đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho mọi người dân xứng tầm trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, đào tạo.Còn giải pháp 2 thì không có tác động tiêu cực mà có tác động tích cực bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời kế thừa các chính sách hỗ trợ học phí mà thành phố thực hiện trong các năm học vừa qua đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội. Chính sách được ban hành sẽ là món quà hết sức ý nghĩa thiết thực cho toàn bộ học sinh thành phố, tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), thể hiện rõ sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục, là thành phố đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho người dân; đánh dấu mốc quan trọng trong việc TP.HCM là địa phương thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả các cấp học, ghi dấu ấn mạnh mẽ và tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút nguồn nhân lực trên cả nước đến cư trú và làm việc tại TP, tạo nguồn lực phát triển kinh tế và xã hội.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 653 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Việc triển khai thực hiện chính sách không làm phát sinh thủ tục hành chính.Còn giải pháp 3 có tác động tích cực là bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025- 2026.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 338 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Còn tác động tiêu cực của giải pháp 3 là khi chính sách được ban hành thì thành phố chỉ còn đối tượng trẻ em mầm non dưới 5 tuổi phải đóng học phí theo quy định. Trong khi trẻ em mầm non dưới 5 tuổi cũng là đối tượng rất cần được quan tâm hiện nay, trẻ em mầm non chưa thể tự chăm sóc bản thân khi cha mẹ đi làm, đặc biệt đối với công nhân, người lao động là lực lượng lao động chính tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố có mức thu nhập không cao thì chi phí gửi trẻ cũng chiếm một phần lớn trong chi phí sinh hoạt. Giải pháp này có khả năng gây dư luận về tính công bằng trong tiếp cận chính sách của thành phố đối với các đối tượng trong độ tuổi đến trường.Từ các phân tích, nhận định và đánh giá nêu trên, UBND TP.HCM đề xuất chọn giải pháp 2 là ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026.